[12 Quy luật cuộc đời] Đối xử với bản thân như thể đó là người bạn có trách nhiệm giúp đỡ

/

Jordan Peterson được coi là một trong những nhà tư tưởng xuất chúng nhất từng xuất hiện tên vũ đài thế giới suốt nhiều năm qua. Ông có một kênh Youtube để chia sẻ bài giảng của mình và được rất rất nhiều người ngưỡng mộ.

“12 Quy luật cuộc đời” không phải là một cuốn self-help, sách kĩ năng. Nó là một cuốn sách tổ hợp của những kiến thức triết học, huyền học, biểu tưởng, tâm lý học, Vật lý, sinh học, kinh tế, xã hội… Nếu bạn thích Homo Sapiens, mình nghĩ bạn cũng sẽ thích cuốn này. Dù phong cách nó rất khác nhau, nhưng nó đều thể hiện được sự minh triết đáng ngưỡng mộ của tác giả. Nó không chỉ cho mình những lời khuyên dạng “self-help” hay sự ủi an dễ chịu thông thường, mà đọc tới mức nổ não bởi lượng kiến thức đồ sộ, thần kì trong từng trang viết.

Lưu ý: nói thật là sách không hề dễ đọc, so với Homo Sapiens thì sách này khó đọc hơn khoảng 4 lần, mình cảm giác thế.

Mình mới đọc được 1/3 thôi, nhưng hôm nay mình rất muốn chia sẻ một Quy luật mà mình thấy tâm đắc. (và có lẽ là hiểu được nhiều nhất ở trong những trang mình đọc, các trang khác khó hiểu hơn huhu)

Quy luật 2: đối xử với bản thân như thể đó là người bạn có trách nhiệm giúp đỡ

Tác giả đi từ một ví dụ rất gần gũi “tại sao bạn không bao giờ có trách nhiệm trong việc uống đủ đơn thuốc của mình?. Trong khi con mèo, con chó hay bất kì con nào bị sao thì bạn còn tận tâm tận lực chăm sóc và đưa nó đi thú ý hơn cả chính mình khi có bệnh?”

Sau đó, Jordan đã lý giải và phân tích ý nghĩa của Sáng thế ký. Câu chuyện về Chúa tạo ra Adam và Eva cùng con rắn và trái táo cấm.

Đầu tiên, ông nói về Trật tự và Hỗn loạn. 

Trật tự = tính dương, tính nam, sự ổn định, logic, quyết đoán, có hệ thống và có sự kiểm soát. Trật tự biểu trưng cho cái đã biết, luôn biết, cho khoa học, đạo lý, nguyên tắc trong cuộc sống.

Hỗn loạn= tính âm, tính nữ, sự cảm tính, không có quy luật, thất thường. Hỗn loạn tạo ra từ cái không biết, những tình huống bất ngờ, nhưng rủi ro hiện diện quanh cuốc sống.

Ý NGHĨA “CON RẮN” TRONG SÁNG THẾ KÝ

Tại sao con rắn lại dụ dỗ Eva ăn trái cấm chứ không phải Adam? Vì “Con rắn” là biểu trưng của điều không biết, nó biết rằng tấn công và dụ dỗ Eva- tính nữ, bao giờ cũng dễ dàng hơn, vì phụ nữ có sự cảm tính, tò mò và khó đoán định. “Trái táo” là biểu tượng cho “sự biết”, cho “tri thức” nhưng lại bị sự cảm tính và bản chất hỗn loạn của tính âm nên mới bị khám phá ra.

Ông khẳng định, ngay cả trong Vườn địa đàng, nơi Chúa tạo ra vạn vật- một nơi có trật tự quy củ thì vẫn luôn có tính hỗn loạn, luôn có rủi ro không lường trước. Chúng ta dù có dẹp bỏ hết mọi kẻ thù, cắt bỏ mọi mối quan hệ gây rủi ro cho chúng ta hay con cái chúng ta, có tự nhốt mình vào căn hầm bí mật, cách ly với mọi biến cố ngoài thế giới, thì sâu thăm mỗi con người, luôn có sự “hỗn loạn”, luôn có “con rắn” trong tâm hồn mình. 

Con rắn đã chọn lừa lọc Eva, bởi phụ nữ là đối tượng dễ bị dụ dỗ, cảm tính, dễ bị tấn công hơn cả. Không phải ngẫu nhiên trong lịch sử bao nhiêu triều đại điêu đứng vì một người đàn bà, không phải ngẫu nhiên Từ Hải bị chết đứng bởi sự cả tin của Thuý Kiều, không phải ngẫu nhiên marketing thường đánh vào tâm lý khách hàng là nữ giới… Tất cả đều có nguyên lý cổ xưa.

Sau khi Eva thức tỉnh thì Eva đã làm gì? Dĩ nhiên là dụ nốt Adam ăn trái cấm. Bởi vì bản chất của người phụ nữ là sự ích kỉ. Eva đã nhận thức được thế giới thì không thể muốn một mình mình chịu được sự thật này. Tác giả chỉ ra căn tính nguyên thuỷ của phụ nữ là luôn khao khát được thay đổi người đàn ông bên mình, luôn không chấp nhận họ như họ vốn là. Bản tính cố hữu và căn tính tự nhiên này mới dẫn đến khổ đau cho Adam, và Eva, khiến Chúa nguyền rủa 2 người và đuổi ra khỏi Vườn địa đàng. 

CÁI GIÁ PHẢI TRẢ KHI ĂN TRÁI CẤM 
1. Adam và Eva đều có được nhận thức. 

Khi có nhận thức thì mới nhận ra cơ thể mình đang loã lồ. Cả hai liền biết thế nào là xấu hổ với sự loã lồ ấy nên phải đi trốn vào bụi cây.

Trừ những người điên, mất nhận thức, thì đứa trẻ lên 3-4 tuổi cũng bắt đầu biết xấu hổ khi nó tắm xong.

Vì sao chúng ta lại xấu hổ và ngại ngần khi trần truồng?

Bởi vì sự loã lồ ấy là biểu hiện của việc lộ ra điểm yếu. Cái bụng mềm dễ bị tấn công, phần bộ phận sinh dục yếu ớt dễ tổn thương….Đều là những điểm yếu chí mạng.

Con người luôn sợ hãi khi phải bày tỏ điểm yếu của mình với người khác. Bởi vậy, là lẽ thường tình khi ta sợ phải đối mặt với “con rắn” – cái xấu xa của mình. Là rất tự nhiên nếu tai ngại ngần thừa nhận điểm yếu của mình với chính mình. Còn đưa ra cho người khác xem và nhìn và đánh giá ư? Là một sự sợ hãi, bất an có căn tính cố hữu.

Chỉ với người ta tin tưởng, đồng hành như Adam và Eva đã chọn nhau, thì chúng ta mới đủ niềm tin và động lực để cho người kia thấy được mình trần trụi về cả thế xác và tâm hồn mà không sợ hãi.

Tuy nhiên, trớ trêu thay, Adam vẫn phải chọn lựa tin tưởng Eva dù cô là người chủ động dụ dỗ Adam ăn trái cấm với căn tính cố hữu là không bao dung, muốn thay đổi và không tin tưởng

Còn cũng đau lòng thay, Eva là người cảm tính dễ bị dụ dỗ mà dẫn tới hành vi sai, nhưng Adam không hề bị dồn vào hay bị dụ dỗ, nhưng anh vẫn chọn phản bội Eva trước Chúa.

Có vẻ nhưng tới đoạn này, ta có chút ít mất niềm tin vào tình yêu, bởi ngay cả trong Sáng thế ký, cũng là một câu chuyện giữa 2 người đầu tiên trên thế giới này, vẫn phải dựa vào nhau, bảo vệ nhau mà sống, dù người đàn bà hay người đàn ông luôn thường trực sự phản bội người kia.

2. Sự trừng phạt của Chúa như sau:
  • Eva sẽ phải chịu đau khổ và tổn thương, đặc biệt là khi sinh con. Cuộc đời Eva sẽ chịu phụ thuộc vào Adam- người mà chính Eva đã không tin tưởng, khao khát được thay đổi và dẫn dắt. Oái oăm thay.
  • Adam sẽ phải làm việc, vì tương lai của cả hai. PHải hi sinh bởi vì đã có nhận thức, nên phải hi sinh bản thân cho những gì đã đạt được: Eva (sex và người bạn đời), trái cấm (ý thức và nhận biết đúng sai), và cả con rắn (chịu chung hậu quả cùng Eva- cái xấu bản năng). Người đàn ông phải làm việc, phải đánh đổi để có được người đàn bà, duy trì nòi giống, có tri thức trong xã hội và cả tiềm ẩn cái ác.

TÓM LẠI, 

Tác giả đã chỉ ra rất rõ tại sao chúng ta phải có trách nhiệm với chính mình như thể mình là người được giúp đỡ. Không phải khẩu hiệu hô hào hãy yêu bản thân, hãy coi trọng mình đầu tiên, không phải chủ nghĩa khắc kỷ. Ông chỉ muốn khẳng định rằng: Trong chính chúng ta luôn tiềm ẩn “con rắn” cùng “Sự hỗn loạn”. Chúng ta dù là đàn ông, hay đàn bà đều có những vai trò, nhiệm vụ và cả rủi ro riêng mà tạo hoá định hình ra. Bởi vậy, Chính bản thân bạn là điều đầu tiên bạn cần có trách nhiệm giúp đỡ trong cuộc sống này. 

 

Bài viết trước

Đời là một Video Game và đây là Cheat codes

Bài viết tiếp theo

4 sự thật khắc nghiệt tạo nên phiên bản tốt hơn của chính bạn

Latest from Books