Karma of Love: Nhân-Quả trong chuyện yêu thương

/
Cuốn sách giống như một cuốn “Bách khoa toàn thư” gồm 100 hỏi- đáp con người với Thiền sư xoay quanh nhân-quả trong tình yêu.
 
Trước tiên, Karma là Nhân-Quả. Cả Năng đoạn kim cương và cả Nghiệp tình yêu, tác giả đều lý giải cuộc sống theo nguyên lý: Gieo nhân nào gặt quả ấy. Tạo ra nghiệp thiện thì nhận được điều thiện, gây nghiệp xấu thì nhận quả xấu. Trong “Năng đoạn kim cương” nhắc rất nhiều về chuyện: Muốn làm giàu thì hãy giúp người khác có tiền, làm giàu.
Nghiệp tình yêu cũng vậy: Muốn nhận được yêu thương thế nào, thì hãy đi yêu thương như vậy.
.
.
.
“Ở HIỀN GẶP LÀNH”- CÓ THẬT VẬY HAY KHÔNG?
Tại sao tôi luôn đối tốt với người yêu, mà anh ấy phản bội tôi? Tại sao tôi rất yêu cô ấy, có tình cảm với cô ấy, nhưng cô ấy không thích tôi? Tại sao tôi luôn chung thuỷ và cố gắng vì tình yêu, mà nó luôn kết thúc sớm, chẳng được bền lâu?…

Đọc 3/4 cuốn Nghiệp tình yêu, và rất nhiều đạo lý khác để hiểu có một chân lý về chuyện : mọi thứ xảy ra đều là phóng chiếu của nội tâm, vũ trụ chỉ trao cho bạn thứ bạn xứng đáng“. Mình biết lý thuyết, nhưng bản thân mình vẫn luôn thắc mắc nhiều câu hỏi như trên, cho tới một ngày mình gặp chuyện như sau:

Mình đi về quê, trên xe ngồi cạnh bà ngoại. Bà ngoại là một người ngày xưa nói rất nhiều, cay nghiệt và đay nghiến rất rất giống mẹ mình. Nhưng mình biết cả 2 người phụ nữ này không xấu, là vì họ quá khổ sở và vất vả mà thôi. Nhưng dĩ nhiên, hiểu là một chuyện nhưng bao dung và kiên nhẫn thì là chuyện khác.

Người già họ nói rất nhiều, trên xe cứ líu lo nói lung tung 1 mình. Dĩ nhiên rồi, người già thì cô đơn, cô đơn thì mong muốn được giao tiếp. Mấy hành động nói lung tung, đi chào hỏi hàng xóm chẳng quen thân, hay cứ líu lo trên xe mãi 1 chuyện phải tầm 17-20 lần đều là vì họ cô đơn quá, họ muốn được nói chuyện.

Mình thì là một đứa trẻ, mình không bao dung được. Mình mệt, nên mình lơ mơ ngủ, trong tâm mình vẫn có chút khó chịu và mỏi mệt vì sự nói nhiều của bà.

Khi tỉnh ngủ, mình bỗng chợt nhận ra, mình đã hiểu được câu hỏi trong Nghiệp tình yêu mà bậc thiền sư giải đáp. Người hỏi có thắc mắc rằng: cô ấy là một người nghiêm túc trong các mối quan hệ, tại sao cô không thể có một mối quan hệ lâu dài, một người kiên nhẫn và bao dung với cô?Vị thiền sư trả lời, vẫn là cách thức cũ: gieo nghiệp thiện thì gặp quả tốt. Vị ấy nói với cô, nếu cô muốn không cô độc, muốn có người bầu bạn, muốn được kiên nhẫn thì dĩ nhiên cô phải đi bầu bạn với người khác, cô phải kiên nhẫn và bao dung với người khác trước tiên.

Tuy nhiên trong Nghiệp này cũng dạy, gieo hạt tốt thì cũng phải tìm đúng mảnh đất phù hợp nhất để gieo. Vì thế, người cần bâù bạn nhất, được bao dung nhất, cần sự kiên nhẫn nhất chính là người già. Vị thiền sư khuyên cô hãy vào viện dưỡng lão để làm bạn với người già ở đó.
Cô đã làm theo và ít lâu sau cô đã có một đám cưới hạnh phúc với người bạn tri kỉ.

Khi mình đọc hết câu chuyện này, trong lòng mình không nảy sinh ý niệm gì. Cho tới khi mình sực nhớ ra câu chuyện, sực nhận ra bản thân đã sai như thế nào, đối xử không đúng với những người già xung quanh mình một cách vô thức.

—–

Cuốn sách “nghiệp tình yêu” không phải đọc để lấy kiến thức rồi thực hành theo. Nó là sự chiêm nghiệm cá nhân, soi lại chính mình nghiêm túc, và chỉ khi bạn có một đức tin thì bạn mới thấy nó đúng đắn. 
Sau đây là một vài điều mình nhận ra trong chuyện Nhân- Quả, “gieo hạt giống Nghiệp”
1. Bạn thường gieo nghiệp trong vô thức và nhận “quả” không hiểu từ đâu ra. 
Giống như chuyện mình vô thức không bao dung với bà ngoại, không ở gần người già cô đơn vậy. 
2. Phải biết được chỗ nào gieo tốt nhất, phù hợp nhất thì mới gặt được quả như ý. 
Không phải cứ yêu một ai là đầu tư hết công sức, tâm huyết tình cảm để giữ họ. Mà đôi khi là bạn muốn bền lâu trong mối quan hệ đó, thì phải đi giúp hàn gắn mối quan hệ khác. Bạn muốn tìm một người bạn đời để không cô đơn về già? Bạn cần chăm sóc và làm bạn với người già chứ không phải vào quán rượu điên cuồng tìm một người yêu rồi làm mọi cách để họ cưới mình. 
3. Làm đúng cách thì mới trổ quả như ý (y hệt trồng cây thôi)
Bạn muốn người yêu ở bên bạn, không phản bội–> bạn kiểm soát, giữ người yêu thật chặt, không cho cô ấy đi đâu, nghi ngờ mọi hành vi và điều tra mọi người quanh cô ấy. Bạn nghĩ đó là tình yêu, tại sao tôi yêu cô ấy như thế mà cô ấy lại bỏ tôi. Vì là bạn đã trồng cây sai cách. 
4. Bất kì tác ý nào của bạn tới người xung quanh, tới đồ vật, sự vật đều gây ra “quả”. 
Giống như chúng ta có hành vi xả rác mà lại gây biến đổi khí hậu ấy. Nghe thì sai sai mà lại hợp lý và được mọi người hiểu mà đúng không?
Toàn bộ cuốn sách và những câu trả lời này, hay suy rộng ra bài học của cá nhân mình là:  Nhận ra bản thân sai lầm, nhận lỗi về phía mình là một hành trình dài của mình trong suốt chặng đường hoàn thiện bản thân. Chịu trách nhiệm và hiểu thông suốt được việc: Mình hiện tại là kết quả của mình trong quá khứ tạo ra chứ không phải ai khác. Chỉ có bạn lựa chọn quyết định được cuộc đời của bạn mà thôi. 

 

 

Bài viết trước

8/3: Vì sao phụ nữ thích hoa?

Bài viết tiếp theo

Âm- Dương trong chữa lành tâm hồn

Latest from Đức tin

Trong Kinh Bát Nhã có câu “Sắc bất dị không, không bất dị sắc. Sắc tức