Lady Bird : Có đức tin sẽ không còn lạc lối.

/

Mình đã quyết định chọn Lady bird là bộ phim xem trong tối Valentine này bởi vì Little women và Lady bird cùng là một đạo diễn và nữ diễn viên chính.

Xem xong bộ phim thì đây là 3 điều mình cảm nhận được, dù có vẻ nhiều bài review phim sẽ chẳng nhìn đến những điểm này:

BÀI HỌC VỀ TÍNH NỮ QUA HAI MỐI TÌNH CHÓNG VÁNH TUỔI 17 CỦA CHRISTINE

Sau tất cả mọi chuyện, mình đã hiểu ra: mọi sự khổ đau và những trắc trở là do một người con gái cứ luôn cố gắng chống đối và phản kháng lại sự tự nhiên của tính nữ mà tạo hoá đem lại. Mình nhìn bộ phim dưới quan điểm của Tính nữ mà mình đã được khai sáng.

Muốn một người đàn ông tạo ra thiên đường cho mình, thì trước tiên bạn phải là thiên thần đã. Cuộc sống luôn có hai chiều mà.

Lý thuyết thì có âm thì có dương. Nghĩa là một người chủ động thì người còn lại sẽ thụ động. Một người cứ mạnh mẽ hết phần của đối phương, thì đối phương hoặc yếu đuối, hoặc chỉ ở đó chờ đợi “mỡ dâng miệng mèo”. Anh ta sẽ không chiến đấu hay cố gắng vì mối quan hệ, không hẳn vì anh ta tệ, mà bởi vì cô gái đã làm hết phần đó rồi.

Với bài học của Christine:

Một là, yêu phải cậu bạn gay tử tế nhưng lấy cô làm bình phong, không có chút động chạm tới cô;

Hai là, yêu phải cậu chàng “bad boy” và sex với 5-6 người trước đó thậm chí cậu ta còn không nhớ. Đáng buồn là cả hai đều chẳng ai thực sự yêu cô.

Chỉ bởi cô là người chủ động bắt chuyện trước, chủ động đẩy mối quan hệ tiến xa, cho nên cả 2 chàng trai “chẳng tội gì” mà không chấp nhận.

Mình biết, trong thời đại “Feminist” này, mọi người sẽ thấy việc “cọc tìm trâu” không có gì sai trái. Cũng được. Nhưng cuộc sống vốn là 2 dấu trái hút nhau, vốn có âm có dương; vậy nên, nếu bạn là người con gái, chủ động trọng chuyện tình cảm, mạnh mẽ và quyết đoán thì dĩ nhiên không thể hi vọng người con trai có cùng thiên tính giống mình.

HATE-LOVE RELATIONSHIP GIỮA MẸ VÀ CON GÁI 

Tuy chuyện tình cảm của Lady bird tuy chiếm nhiều thời lượng nhất phim, nhưng lại không phải điều mà phim đề cập chính.

Cảnh phim cô tháo dây an toàn, mở cửa nhảy thẳng xuống đường vì những mâu thuẫn cãi vã giữa 2 mẹ con, khi mẹ cô đang lái xe là một điểm chạm lớn trong tim mình.

Những cuộc cãi vã vô lý, sự tuỳ tiện của mẹ khi bước vào phòng mà không gõ cửa, những buổi shopping vốn tưởng vui vẻ lại trở thành bức xúc… Có lẽ là những hình ảnh quen thuộc với nhiều người. Ngay cả mình, tới tận 26 tuổi, mối quan hệ của mình và mẹ cũng chưa ổn hơn xưa là bao. Có lẽ nhìn vào đây, mình đã rút ra thêm vài bài học nữa.

  • Đối với con gái 

– Cần biết ơn nhiều hơn. Coi trọng những gì người mẹ, người cha làm cho mình. Đừng quá tập trung vào ý muốn (sai trái) của bản thân.

– Cần khiêm nhường nhiều hơn. Christine không thực sự biết rằng cô ở mức nào để thực sự nỗ lực. Dù khao khát học tại ĐH ở thành phố lớn, nhưng cô lại không tập trung học hành, không biết năng lực mình ở đâu. Biết ơn để mà khiêm nhường và vì vậy.

– Cần biết lắng nghe nhiều hơn. Cô đã không cần biết bố bị trầm cảm, thất nghiệp; … Lắng nghe là cách tốt nhất để bắt đầu một sự giao tiếp hoà bình.

– Những thứ mình muốn không thực sự là thứ mình cần. Hẹn hò và kết giao với giới thượng lưu, mong mỏi học tại New York đánh đổi bằng thế chấp nhà cửa của bố mẹ, hoá ra kết phim có vẻ như nơi đó không như cô mong muốn.

  • Đối với người mẹ

– Sự hi sinh không phải để kể ra. Trong suốt cả phim, mình ấn tượng đoạn Christine đòi người mẹ một con số, để trả nợ vì đã nuôi nấng mình. Nhiều khi tình yêu thương của người mẹ, luôn dạy cho ta, áp lực lên ta như thể mình là một món nợ, và bà yêu cầu, đòi ta phải đánh đổi, phải ra điều kiện để ta có được thứ gì đó từ bà. (Kì thực, bà mẹ trong phim không khắc nghiệt bằng nhiều người mẹ khác mình biết ngoài đời- haha)

– Sự cằn nhằn, thói lắm lời không có sức nặng bằng việc im lặng. Người mẹ đóng vai trò dạy dỗ con gái- như thể vai phản diện. Nhưng người cha dù bao dung, nhân hậu, ít nói nhưng vẫn khiến cho Christine ngoan ngoãn và cảm động. Mặc cho người mẹ phải lắm lời thế nào, dạy dỗ ra sao, cô càng không mảy may muốn nghe.

KHI CÒN NON NỚT-CÓ CHÚA DẪN LỐI ; KHI BẾ TẮC- TÌM VỀ VỚI CHÚA LÀ BÌNH YÊN

Mình ấn tượng với bộ phim về những hình ảnh học giáo lý của Chúa, hay việc các nhân vật được học trong trường Công giáo. Bởi nếu tinh ý, cũng sẽ nhận ra có vẻ như, môi trường tại trường học này có phần lành mạnh hơn, hiền hoà và dễ chịu hơn rất nhiều. Dù có giới thượng lưu, cũng có phân hoá giàu- nghèo, nhưng nó không khắc nghiệt nhiều bằng bên ngoài. Jenny-con nhà giàu vẫn chấp nhận Christine. Không có bắt nạt học đường, kì thị, tách nhóm. Có vẻ như ít nhiều, sự nổi loạn ở tuổi 17 được kiềm chế và chỉ dạy dưới mái trường mang giáo lý của Chúa.

Cảnh cô bước ra từ nhà thờ có lẽ là sáng sủa nhất từ màu sắc của khung cảnh lẫn ánh mắt và gương mặt của cô. Tất cả như được khai sáng, thức tỉnh.

Cuối phim, Christine khi bế tắc trong những ngày đầu tiên lạc lõng nơi đất khách, cô đã chủ động tìm về với Chúa. Cô còn hỏi người bạn trong bữa tiệc mới quen rằng có tin vào Chúa không? Khi anh ta trả lời “Không”, cô đã mất ít nhiều thiện cảm. Sau một đêm tăm tối và cô độc, cô đã chọn bước chân vào một nhà Thờ đầy chủ động- việc mà cô chưa bao giờ nghĩ tới.

Đây cũng là điểm sáng và báo hiệu rằng cô có thể đã sai lầm ở tuổi 17. Cô có thể cô độc và lạc lõng ở tuổi 18 nơi đất khách; nhưng cô sẽ ổn thôi, sẽ dần tốt lên, bởi có Chúa ở bên.

Bài viết trước

Kiêu hãnh và Định kiến: Nếu là tình yêu, người đàn ông sẽ luôn coi bạn là một báu vật

Bài viết tiếp theo

Thường Xuân và ngôi nhà xanh mát như trong phim

Latest from Đức tin

Trong Kinh Bát Nhã có câu “Sắc bất dị không, không bất dị sắc. Sắc tức